Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính: đơn vị thuộc cơ quan nhà nước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công gặp một số khó khăn, vướng mắc xin được hướng dẫn như sau: - Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 "...tài sản được xác định là tài sản cố định khi thoả mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn. a) Có thời gian sử dụng từ 01 năm; b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên" Xin được hỏi, Tải sản cố định thoả mãn có nguyên giá từ 10.000.000đ trở lên, nhưng tài sản này đã hết hao mòn (giá trị còn lại =0; hết thời gian gian sử dụng). Như vậy, đối với trường hợp này các tài sản nêu trên có đủ tiêu chuẩn theo quy định không? Rất mong Bô Tài chính có ý kiến hướng dẫn để đơn vị thực hiện đúng quy định
13/12/2024
Trả lời:

Căn cứ quy định Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017; Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

          Tại Điều 3 Thông tư 23/2013/TT-BTC ngày 25/4/2023 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 3: Tiêu chuẩn xác định tài sản cố định

1. Xác định tài sản:

a) Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một tài sản.

b) Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một tài sản.

c) Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời đòi hi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mi bộ phận tài sản riêng lẻ đó được xác định là một tài sản.

d) Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật được xác định là một tài sản.

đ) Vườn cây lâu năm thuộc khuôn viên đất độc lập hoặc từng cây lâu năm riêng lẻ được xác định là một tài sản.

e) Quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất hoặc phần diện tích được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trong từng thửa đất được xác định là một tài sản.

g) Quyền sở hu trí tuệ được đăng ký, xác lập theo từng Giấy chứng nhận đăng ký quyn tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyn liên quan đến quyền tác giả, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng được xác định là một tài sản.

h) Mỗi phần mềm ứng dụng được xác định là một tài sản.

i) Thương hiệu của từng đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là một tài sản.

2. Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này (trừ tài sản quy định tại khoản 3 Điều này) được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên.

b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mưi triệu đồng) trở lên.

3. Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật và tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên.

b) Đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.

Căn cứ quy định nêu trên, các tài sản thuộc khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 (trừ tài sản quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BTC) đủ điều kiện là một tài sản cố định khi đồng thời thỏa mãn 02 điều kiện: (i) Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên, (ii) có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên. Theo đó, chỉ tiêu “giá trị còn lại” không được coi là tiêu chuẩn để xác định tài sản có được coi là tài sản cố định hay không. Do đó, trường hợp tài sản cố định (thuộc khoản 2 Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BTC) có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên nhưng tài sản này đã hết hao mòn (giá trị còn lại bằng 0, hết thời gian sử dụng) thì vẫn được coi là tài sản cố định.

Đề nghị độc giả căn cứ quy định của Thông tư về chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để áp dụng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung Bộ Tài chính trả lời về hướng dẫn chính sách, đề nghị Cục THTK tổng hợp, trả lời độc giả Nguyễn Thị Ngọc Tuyền theo quy định./.

Gửi phản hồi: