1. Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của
Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, quy định:
-
Tại Điều 1 (Phạm vi điều chỉnh): Thông tư
này hướng dẫn danh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc;
danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán; danh
mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán; danh mục mẫu báo cáo và phương pháp
lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị
quy định tại Điều 2 Thông tư này.
-
Điều 2 (Đối tượng áp dụng): “1. Thông tư
này hướng dẫn kế toán áp dụng cho: Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công
lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi
đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán
doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn
vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là đơn vị
hành chính, sự nghiệp). 2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi
thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, nếu thực
hiện đơn đặt hàng của Nhà nước hoặc có tiếp nhận viện trợ không hoàn lại của
nước ngoài hoặc có nguồn phí được khấu trừ, để lại thì phải lập báo cáo quyết
toán quy định tại Phụ lục 04 của Thông tư này.”.
-
Tại Mục II Phụ lục số 02 - Hệ thống tài khoản kế toán (Ban hành kèm theo Thông
tư số 107/2017/TT-BTC), trong đó, đã giải thích rõ nội dung, kết cấu và phương
pháp ghi chép tài khoản kế toán.
2. Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 quy định Hệ thống mục
lục ngân sách nhà nước, quy
định:
-
Điều
1 (Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng): “1. Phạm vi điều chỉnh: Thông
tư này quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng trong công tác lập
dự toán; quyết định, phân bổ, giao dự toán; chấp hành, kế toán, quyết toán các
khoản thu, chi ngân sách nhà nước, bao gồm: Chương; Loại, Khoản; Mục, Tiểu mục;
Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia; Nguồn ngân sách nhà nước; Cấp
ngân sách nhà nước; 2. Đối tượng áp dụng: a) Cơ quan có nhiệm vụ quản lý thu, chi
ngân sách nhà nước các cấp. b) Đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử
dụng ngân sách nhà nước. c) Cơ quan, tổ chức, đơn vị
có liên quan.”.
-
Điều
4 (Phân loại mục lục ngân
sách nhà nước theo “Mục và Tiểu mục”): “1. Nội dung phân
loại: “a) Mục dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân
sách nhà nước căn cứ nội dung kinh tế theo các chính sách, chế độ thu, chi ngân
sách nhà nước. Các Mục có tính chất giống
nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Tiểu nhóm. Các
Tiểu nhóm có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Nhóm;
b) Tiểu mục là phân loại chi tiết của Mục, dùng để phân loại các khoản thu,
chi ngân sách nhà nước chi tiết theo các đối tượng quản lý trong từng Mục. 3. Nguyên tắc hạch toán: Khi
hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước, chỉ hạch toán mã số Tiểu mục theo đúng
nội dung kinh tế các khoản thu, chi ngân sách. Căn cứ mã số Tiểu mục để xác định
khoản thu, chi ngân sách thuộc Mục tương ứng. 4.
Danh mục mã Mục, Tiểu mục được quy định chi tiết tại Phụ lục số III ban hành
kèm theo Thông tư này. Trong đó: Mục 6250 là Phúc
lợi tập thể, Tiểu
mục là Chi khác”.
2.
Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy
định
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh
tế và sự nghiệp khác (hết hiệu
lực từ ngày 15/8/2021), quy định:
- Khoản 3 Điều 12: “3. Phân phối kết quả tài chính trong năm:
a) Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các
khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu
lớn hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trích lập Quỹ bổ
sung thu nhập: Đơn vị được tự quyết định mức trích Quỹ bổ sung thu nhập (không
khống chế mức trích); Trích lập Quỹ khen thưởng và
Quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công bình quân thực hiện
trong năm của đơn vị; Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp
luật; Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu
có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp. .. c) Mức trích cụ thể của các
quỹ quy định tại điểm a khoản này và việc sử dụng các quỹ do thủ trưởng đơn vị
quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai trong
đơn
vị.”.
- Khoản 3 Điều 13: “3.
Phân phối kết quả tài chính trong năm theo quy định tại khoản 3 Điều 12. Riêng trích
lập Quỹ bổ
sung thu nhập tối đa không quá 3 lần quỹ tiền
lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định.”
3.
Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn
cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP
(hết hiệu lực từ ngày 15/8/2021), quy định:
- Điều 9 (Phân phối kết quả tài chính trong năm): “1. Phân phối chênh lệch thu lớn hơn chi
thường xuyên, trích lập các quỹ và sử dụng các quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ và
theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 2. Cơ sở trích lập các Quỹ và chi trả
thu nhập tăng thêm: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4
Điều 7 của Thông tư này”.
4. Nghị
định số 60/2021/NĐ-CP
ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ
chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực từ ngày 15/8/2021), quy định:
- Khoản 1 Điều 14 (Phân phối kết quả tài chính trong năm): “1. Kết thúc năm tài
chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ,
trích khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước
theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ (nếu
có), đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo thứ tự như sau: a) Trích lập Quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25%; b) Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập
áp dụng trong trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 12 Nghị định này: Đơn vị nhóm 1 được tự quyết định mức trích (không khống
chế mức trích); đơn vị nhóm 2 trích tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương
ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do
Nhà nước quy định. Trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; c) Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Tổng hai quỹ
tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị; d) Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành;đ) Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn
lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp.”.
5. Theo đó, kết thúc năm tài chính, đơn vị
sự nghiệp công được trích lập các quỹ theo quy
định nêu trên, trong đó bao gồm Quỹ phúc lợi của đơn vị. Khi đơn vị sử dụng từ
quỹ ghi: Nợ Tài khoản 431 “Các quỹ” (4312)/Có Tài khoản liên quan. Đơn vị không
hạch toán vào tài khoản chi phí đối với các khoản chi ra từ quỹ. Ngoài ra, theo
hướng dẫn tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC việc hạch toán theo mục lục ngân sách
được thực hiện trên tài khoản ngoại bảng trong trường hợp đơn vị sử dụng nguồn
NSNN, nguồn viện trợ nước ngoài và nguồn thu phí được khấu trừ, để lại.
Vì vậy, đề nghị độc giả căn cứ các quy định nêu
trên và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (nếu có) để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị nơi độc giả
đang công tác thực hiện hạch
toán và chi quỹ phúc lợi cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.