Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Đơn vị chúng tôi (Ban quản lý rừng phòng hộ) đang có một số tài sản là rừng trồng ( trồng hỗn loài cây Sao đen và Cây keo Cây Sao đen là cây bền vững, cây Keo là cây phù trợ) được đầu tư trồng rừng bằng Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (gọi tắt là Dự án Jica2). Được giao khoán cho các hộ gia đình thực hiện trồng rừng. Theo Quy chế hưởng lợi áp dụng đối với Dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ”, tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận ban hành kèm Quyết định số 2910/QĐ-BNN-TCLN ngày 13/7/2016 của Bộ NN&PTNT Quy định: 1)Tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 quy định phân chia hưởng lợi từ rừng trồng đối với rừng trồng mới gồm Bên nhận khoán được hưởng 85%, bên khoán được hưởng 12%, UBND xã nơi có Dự án được hưởng 3%. 2).Tại Khoản 3 Điều 18 quy định số tiền Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An được hưởng (12%) là nguồn thu của đơn vị. Đơn vị chúng tôi đã ký kết hợp đồng với các hộ dân đã tham gia trồng rừng dự án theo tỉ lệ hưởng lợi (Bên nhận khoán được hưởng 85%, bên khoán được hưởng 12%, UBND xã nơi có Dự án được hưởng 3%) ) theo như quy chế này. - Tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 quy định: “Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác”. Tại khoản 7 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 quy định phân loại tài sản công như sau: “7. Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời...”. - Tại Điều 83 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 19/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài quy định: “Việc quản lý tài sản công hình thành từ nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công”. Căn cứ các quy các quy định trên thì tài sản (gỗ rừng trồng thuộc Dự án Phục hồi và quản lý rừng bền vững rừng phòng hộ - Dự án JAICA2) là tài sản công. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng tài sản đó phải tuân thủ theo quy định Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Tại điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày ngày 15 tháng 9 năm 2024. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Trong đó không diều chỉnh đối với: b) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Việc quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. đ) Tài nguyên. Việc quản lý, sử dụng tài nguyên được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên và pháp luật khác có liên quan. Như vậy tài sản rừng trồng là thuộc tài nguyên rừng, Khi chúng tôi khai thác lâm sản gỗ cây phù trợ (keo tai tượng) để phân chia hưởng lợi cho Hộ gia đình, UBND xã, thì có bắt buộc phải tổ chức bán công khai qua hình thức đấu giá không hay là đơn vị tôi tự xác đinh giá và hộ gia đình tự khai thác và nộp sản phẩm cho các bên được hưởng lợi theo quy chế Dự án. Rất mong Bộ Tài chính giải đáp giúp đơn vị để đơn vị thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tôi xin cảm ơn.
25/03/2025
Trả lời:

- Theo quy định tại Điều 4, Điều 119, Điều 120 và Điều 120 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 21 Điều 5 Luật số 56/2024/QH15 ngày 29/11/2024 của Quốc hội) thì tài nguyên rừng là tài sản công và việc quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực tài chính từ tài nguyên rừng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên và pháp luật khác có liên quan.

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024) của Chính phủ thì Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, Nghị định số 114/2024/NĐ-CP không điều chỉnh đối với tài sản công là tài nguyên; việc quản lý, sử dụng tài nguyên được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên và pháp luật có liên quan.

Từ cơ sở trên, đề nghị bạn đọc căn cứ thực tế quản lý tài nguyên rừng của đơn vị để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lâm nghiệp và pháp luật có liên quan; trường hợp vướng mắc đề nghị bạn đọc liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Môi trường để được hướng dẫn theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm được giao.

Cục QLCS đề nghị Cục Tin học và Thống kê tài chính trả lời bạn đọc theo nội dung trên./.  

Gửi phản hồi: