2. Về câu hỏi của độc giả nêu trên, Bộ Tài chính trả lời độc
giả như sau:
Do nội dung câu hỏi của
độc giả Đặng Thị Chi (địa chỉ UBND
huyện Thanh Miện, Hải Dương, email dangthichiktkt.hd@gmail.com)
chưa rõ các thông tin như: tài sản công là cơ sở nhà, đất trường học cấp 2 được xử lý sau khi được xây dựng
cơ sở mới theo hình thức nào; hiện tại do cơ quan Nhà nước, đơn vị SNCL nào quản
lý; việc xử lý trường học cũ theo hình thức thanh lý có/không có dự án đầu
tư; tổ chức thực hiện thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ/không phá dỡ, hủy
bỏ… nên Bộ Tài chính nêu trích dẫn các quy định
của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; đề nghị độc giả Đặng Thị
Chi nghiên cứu các quy định để có cơ sở áp dụng cho phù hợp, cụ thể như sau:
Các Nghị định của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Số 151/2017/NĐ-CP
ngày 26/12/2017, số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024, số 50/2025/NĐ-CP ngày
28/02/2025; theo đó, quy định chế độ quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó có
việc xử lý tài sản công theo hình thức thanh lý) tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập.
2.1. Quy định về xử lý tài
sản công trong trường hợp thanh lý tài sản tại cơ quan nhà nước
a) Về thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản
công thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, được sửa
đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP, khoản 14 Điều 1 Nghị định số 50/2025/NĐ-CP .
b) Về trình tự, thủ tục thực hiện
thanh lý tài sản công thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số
151/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 21 Điều 1 Nghị định số
114/2024/NĐ-CP, khoản 15 Điều 1 Nghị định số 50/2025/NĐ-CP.
c) Về việc tổ chức thực hiện thanh lý tài sản công theo
hình thức phá dỡ, hủy bỏ theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP,
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP, khoản 16
Điều 1 Nghị định số 50/2025/NĐ-CP; trong
đó có trường hợp phá dỡ, hủy bỏ tài sản để thực hiện dự án đầu tư theo dự án được
cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp phá dỡ, hủy bỏ tài sản để giải
phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
d) Về việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử
lý tài sản công (trong đó có việc thanh toán các chi phí phát sinh liên quan đến
việc xử lý tài sản công) thực hiện theo
quy định tại Điều 36 Nghị định số
151/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP,
khoản 21 Điều 1 Nghị định số 50/2025/NĐ-CP; theo đó:
- Trường hợp không phát sinh
nguồn thu từ việc xử lý tài sản hoặc số tiền thu được từ xử lý tài sản không đủ
bù đắp chi phí thì phần còn thiếu được chi từ dự toán ngân sách nhà nước giao
(kể cả giao bổ sung)cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý
tài sản hoặc từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan.
- Trường hợp phá dỡ trụ sở làm việc cũ để
thực hiện dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới mà chi phí phá dỡ trụ sở
làm việc cũ đã được bố trí trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng trụ
sở làm việc mới do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt thì
việc lập, phê duyệt dự toán và thanh toán chi phí xử lý tài sản được thực hiện
theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật
có liên quan.
2.2. Quy định về xử lý tài
sản công trong trường hợp thanh lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập
a) Về thẩm quyền quyết định thanh
lý tài sản công thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định số
151/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Nghị định số 50/2025/NĐ-CP.
b) Về trình tự, thủ tục thực hiện
thanh lý tài sản công thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Nghị định số
151/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 21 Điều 1 Nghị định số
114/2024/NĐ-CP, khoản 15 Điều 1 Nghị định số 50/2025/NĐ-CP.
c) Về việc tổ chức thực hiện thanh lý tài sản công theo
hình thức phá dỡ, hủy bỏ theo quy định tại Điều 30, khoản 3 Điều 51 Nghị định số
151/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Nghị định số
114/2024/NĐ-CP, khoản 16 Điều 1 Nghị định số 50/2025/NĐ-CP; trong đó có trường hợp phá dỡ, hủy
bỏ tài sản để thực hiện dự án đầu tư theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền
phê duyệt, trường hợp phá dỡ, hủy bỏ tài sản để giải phóng mặt bằng khi Nhà nước
thu hồi đất.
d) Về việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử
lý tài sản công (trong đó có việc thanh toán các chi phí phát sinh liên quan đến
việc xử lý tài sản công) thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định số
151/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 46 Điều 1 Nghị định số 50/2025/NĐ-CP, khoản 32 Điều 1 Nghị định số 50/2025/NĐ-CP; theo đó, trường hợp không phát sinh nguồn
thu từ việc xử lý tài sản công hoặc số tiền thu được từ thanh lý tài sản không
đủ bù đắp chi phí thì phần còn thiếu được chi từ nguồn kinh phí được phép sử dụng
của đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thanh lý tài sản.
Trên đây là nội dung Bộ Tài chính trả lời theo
chính sách liên quan, đề nghị Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số tổng hợp,
trả lời độc giả Đặng Thị Chi./.