Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính! Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 56/2023/TT-BTC lập dự toán kinh phí bảo đảm cho phổ biến giáo dục pháp luật: "10. Chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở và truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, Ban chỉ đạo các chương trình, đề án, kế hoạch, gồm:...". Như vậy, nội dung trong vế thứ nhất "Chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở" thì được hiểu là chỉ áp dụng cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, Ban chỉ đạo các chương trình, đề án, kế hoạch, hay áp dụng được cho cả Ủy ban nhân dân các cấp, ví dụ như soạn thảo Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành? Kính mong được Bộ Tài chính giải đáp.Tôi xin chân thành cảm ơn!
08/07/2025
Trả lời:
 - Tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 56/2023/TT-BTC ngày 18/8/2023 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán kinh phí bảo đảm cho phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở:
“10. Chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở và truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, Ban chỉ đạo các chương trình, đề án, kế hoạch, gồm:
a) Xây dựng đề cương: Xây dựng đề cương chi tiết: 1.200.000 đồng/đề cương; Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng quát: 2.000.000 đồng/đề cương hoàn chỉnh;
b) Soạn thảo chương trình, đề án, kế hoạch: Soạn thảo Chương trình, đề án, kế hoạch: 3.000.000 đồng/chương trình, đề án, kế hoạch; soạn thảo báo cáo tiếp thu, tổng hợp ý kiến: 500.000 đồng/báo cáo;
c) Tổ chức họp, tọa đàm góp ý:  Chủ trì: 200.000 đồng/người/buổi; Thành viên tham dự: 100.000 đồng/người/buổi;
d) Ý kiến tư vấn của chuyên gia: 500.000 đồng/văn bản;
đ) Xét duyệt chương trình, đề án, kế hoạch: Chủ tịch Hội đồng: 200.000 đồng/người/buổi; Thành viên Hội đồng, thư ký: 150.000 đồng/người/buổi; Đại biểu được mời tham dự: 100.000 đồng/người/buổi; Nhận xét, phản biện của Hội đồng: 300.000 đồng/bài viết;  Bài nhận xét của ủy viên Hội đồng: 200.000 đồng/bài viết;
e) Ý kiến thẩm định chương trình, đề án, kế hoạch: 500.000 đồng/bài viết (đối với trường hợp không thành lập Hội đồng xét duyệt);
g) Xây dựng các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch: 500.000 đồng/văn bản”.
- Theo quy định trên, việc chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở và truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội… được áp dụng cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, Ban chỉ đạo các chương trình, đề án, kế hoạch. Đề nghị đọc giả nghiên cứu thực hiện theo quy định trên. 
Gửi phản hồi: