1. Về xử lý chênh lệch tỷ giá trên tài khoản tạm ứng
- Căn cứ quy định tại Phụ lục IX Nghị định
số 114/2021/NĐ-CP, trường hợp rút vốn tạm ứng về tài khoản đặc biệt, “Tỷ giá quy đổi để rút vốn về tài khoản tạm ứng
là tỷ giá mua chuyển khoản đồng ngoại tệ tương ứng của ngân hàng phục vụ hoặc
ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại thời điểm ngày lập đơn rút vốn”; Căn cứ quy định
tại Khoản 3 Điều 78 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP, “Trường hợp dự án thực hiện chi từ tài khoản tạm ứng, các khoản chi từ
tài khoản tạm ứng bằng đồng tiền khác đồng tiền vay và chi bằng ngoại tệ áp dụng
tỷ giá mua chuyển khoản đồng ngoại tệ tương ứng của ngân hàng phục vụ hoặc ngân
hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại thời điểm thanh toán”.
Như vậy, trong trường hợp sử dụng TKĐB
có thể dẫn đến phát sinh chênh lệch tỷ giá giữa Tỷ giá ngày lập đơn rút vốn tạm
ứng và Tỷ giá ngày thanh toán cho nhà thầu. Vấn đề tỷ giá âm chỉ phát sinh
trong trường hợp tỷ giá tại thời điểm lập đơn rút vốn tạm ứng cao hơn so với tỷ
giá tại thời điểm thanh toán cho nhà thầu, dẫn đến không đủ số dư tài khoản để
thanh toán cho nhà thầu.
- Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 72
Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về Trình tự và thủ tục rút vốn đối với khoản vốn
vay ODA, vốn vay ưu đãi theo phương thức tài trợ dự án, “Tài khoản tạm ứng: Là hình thức nhà tài trợ nước
ngoài tạm ứng trước một khoản tiền vào một tài khoản mở riêng cho dự án tại
ngân hàng phục vụ hoặc Kho bạc Nhà nước để chủ dự án chủ động trong việc thanh
toán cho các khoản chi tiêu hợp lý và hợp lệ của dự án, giảm bớt số lần rút vốn
vay”. Trong trường hợp BQLDA xác định có rủi ro phát sinh
chênh lệch tỷ giá cho các khoản chi hợp lý và hợp lệ, BQLDA có thể chủ động dự
phòng rủi ro chênh lệch tỷ giá trong Kế hoạch chi từ TKTƯ chi tiết cho giai đoạn
tối đa 03 tháng tới; đồng thời căn cứ Kế hoạch chi từ TKTU nêu trên, BQLDA dự
kiến số tiền rút vốn về TKTU. Sau khi thanh toán đầy đủ cho nhà thầu và hoàn chứng
từ với Bộ Tài chính và nhà tài trợ, số tiền còn dư trên TKĐB sẽ phải hoàn trả về
nhà tài trợ sau khi kết thúc dự án.
- Ngoài ra, theo thư của WB ngày
28/6/2023 của WB về việc đóng khoản vay Dự án WB8, BQLDA có thể rút vốn để
thanh toán các chi phí hợp lý, hợp lệ trước ngày 31/10/2023. Do đó, BQLDA cần
chủ động xử lý các chênh lệch tỷ giá phát sinh trên TKTƯ (nếu có) đến hết thời
điểm 31/10/2023 nêu trên.
2. Về đề nghị của BQLDA trong việc sử dụng ngân sách tỉnh để chi trả phát
sinh chênh lệch tỷ giá.
Như đã nêu tại mục 1, việc
phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể được xử lý thông qua việc lập Kế hoạch chi từ
TKTƯ; đồng thời thời gian giải ngân của Dự án là đến 31/10/2023. Do đó, đến thời
điểm hiện tại (chưa đến thời điểm 31/10/2023), BQLDA vẫn có thể xử lý chênh lệch
tỷ giá theo hướng dẫn tại mục 1 nêu trên.
3. Về việc đề nghị chuyển ngay từ đồng USD sang Việt nam đồng khi tiền tạm ứng về tài khoản
ngân hàng.
Căn cứ Phụ lục IX Nghị định số
114/2021/NĐ-CP, “Việc rút vốn về tài khoản
cấp 2 phải thực hiện qua TKTƯ. Đồng tiền của tài khoản cấp 2 là ngoại tệ vay nước
ngoài. Việc mở tài khoản cấp 2 bằng đồng Việt Nam (VNĐ) phải được sự chấp thuận
của Bộ Tài chính”; Căn cứ Điều 70 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về hình thức
kiểm soát chi, “Kiểm soát chi trước là việc
cơ quan kiểm soát chi kiểm tra, xác nhận tính hợp pháp, hợp lệ của khoản chi
trước khi chủ dự án rút vốn thanh toán cho nhà thầu, người thụ hưởng” và “Kiểm
soát chi sau là việc cơ quan
kiểm soát chi kiểm tra, xác nhận tính hợp pháp, hợp
lệ của khoản chi sau khi chủ dự án đã rút vốn thanh toán cho nhà thầu, người thụ
hưởng. Kiểm soát chi sau áp dụng với các trường hợp thanh toán từ tài khoản tạm
ứng cho nhà thầu, nhà cung cấp…”; do đó, việc thanh toán cho nhà thầu chỉ được thực
hiện từ TKTU (tài khoản ngoại tệ) sau khi đã đảm bảo các quy định về kiểm soát
chi, BQLDA không được thực hiện chuyển ngay từ đồng USD sang Việt Nam đồng khi tiền tạm ứng về tài khoản ngân hàng khi chưa phát sinh khoản thanh
toán và chưa được kiếm soát chi. undefined