Công ty chúng tôi tồn tại khoản công nợ phải thu khó đòi từ năm 2013 ( cách đây 12 năm), đáp ứng đủ điều kiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi 100% công nợ theo quy định tại Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 của Bộ tài chính về việc “Hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp”. Tuy nhiên hiện tại Công ty chúng tôi mới thực hiện trích lập 1 phần số công nợ.
Để thu hồi công nợ, năm 2021 Công ty chúng tôi đã tiến hành kiện đơn vị nợ ra Tòa. Ngày 30/09/2022 Công ty chúng tôi được Tòa án tuyên thắng kiện và chuyển bản án sang cơ quan thi hành án để tiến hành thu hồi công nợ. Tuy nhiên đến nay, cơ quan thi hành án đã nhiều lần gửi công văn cho Công ty thông báo rằng bản án không đủ điều kiện thi hành do đơn vị nợ không có tài sản để thi hành án.
Công ty chúng tôi muốn hỏi: Thời điểm hiện tại, Công ty tiếp tục thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với khoản công nợ trên thì chi phí trích lập dự phòng có được ghi nhận là chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp hay không?
08/07/2025