Hỏi:
Hỏi về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước
Kính gửi Bộ Tài chính
Tôi có vấn đề cần xin được Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 3. Nghị định 63/2019/CP quy định. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính “Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm” và Khoản 1 Điều 55 Nghị định 63/2019/NĐ-CP "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi ký hợp đồng trước khi có kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp).
Cơ quan tôi có ký hợp đồng lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT), thẩm tra thiết kế bản vẻ thi công và dự toán trước khi có quyết định giao vốn của cấp có thẩm quyền. Vì theo quy định khi có quyết định phê duyệt BCKTKT mới đủ điều kiện để giao vốn cho công trình.
Tuy nhiên, để có quyết định phê duyệt BCKTKT phải ký hợp đồng để đơn vị tư vấn lập hồ sơ. Nhưng, do công trình có quy mô nhỏ, chi phí lập BCKTKT, thẩm tra khôn nhiều không nên ký hợp đồng thực hiện trước đến giai đoạn thực hiện dự án, công trình được giao vốn mới thanh toán cho phí lập BCKTKT, thẩm tra dự toán.
Thời điểm ký kết hợp đồng lập BCKTKT là ngày 20/8/2021 đến khi công trình quyết toán dự án hoàn thành đơn vị lập thủ tục thanh toán chi phí lập BCKTKT gửi KBNN là 15/6/2024 thì KBNN lập biên bản xử phạt vu phạm hành chính do vi phạm tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định 63/2019/NĐ-CP "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi ký hợp đồng trước khi có kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy việc KBNN xử phạt hành vi nêu trên có phù hợp với hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 3. Nghị định 63/2019/CP không?Vì hành vị này đã thực hiện hơn hơn 2 năm. Rất mong Bộ Tài chính hướng dẫn rõ hơn về thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của hành vi vi phạm hành chính này được tính như thế nào?
Xin trân trọng
Nguyễn Minh Mẫn -0839624233-mantbvl@gmail.com
06/11/2024
Trả lời:
- Theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính
sửa đổi 2020) quy định:
“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau
đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm;
quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều
tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động
dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên
tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản
xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm,
hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm
a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm
chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ
thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
- Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước (được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 1 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải
2
quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm
toán độc lập) quy định:
“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng
tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà
nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính
đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư,
quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
…
5. Thời điểm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà
nước được xác định là đã kết thúc được quy định như sau:
a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 54, Điều 57,
Điều 58, Điều 59, Điều 60 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm nộp hồ
sơ, chứng từ tại Kho bạc Nhà nước;
b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 55, Điều 56,
Điều 61 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm Kho bạc Nhà nước nhận
được kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vụ việc vi phạm không
có dấu hiệu tội phạm.”
Trên đây là hướng dẫn để xác định thời hiệu xử phạt VPHC và căn cứ xác
định thời gian kết thúc của hành vi VPHC, đồng thời theo các quy định trên, hành
vi VPHC được nêu của độc giả vẫn trong thời hiệu xử phạt VPHC.
Văn bản quy phạm, điều luật liên quan:
-
-
-
Kính gửi Bộ Tài chính. Tôi có câu hỏi mong quý Bộ giải đáp thắc mắc. Tôi hiện đang công tác tại trường cấp 3 trung học phổ thông, được phân loại là đơn vị sự nghiệp công nhóm 3 (tự chủ dưới 70%). Vừa qua, trường tôi là đơn vị đứng lên tổ chức giải thể thao cấp cụm ngành giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, nên tiếp nhận kinh phí đóng góp quỹ cụm của các trường cấp 3 khác trên địa bàn về tài khoản tiền gửi 3713. Khi tôi làm chứng từ chi từ TK 3713 với nội dung “rút chi tổ chức giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên, ngành giáo dục (kinh phí từ các đơn vị tham gia đóng góp) ” số tiền lớn hơn 5.000.000 đ, thì kho bạc từ chối với lý do phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 và Thông tư 136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018, nhưng theo tôi được biết khi chi từ tài khoản 3713, Kho bạc Nhà nước không phải kiểm soát, chỉ chi theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách. Kính mong Bộ Tài chính giải đáp thắc mắc về nội dung này. Tôi xin chân thành cảm ơn.
-
Hỏi: Kinh thưa Bộ Tài chính: Theo Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Quy định chế dộ công tác phí, chế độ chi hội nghị: "1. Trường hợp cơ quan, đơn vị có nhu cầu trưng tập cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, đơn vị khác đi phối hợp công tác liên ngành nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị đó; trưng tập tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho đoàn công tác gồm: Tiền chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo mức chi quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì". Theo kế hoạch kiểm tra hàng năm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, được UBND huyện phê duyệt. Để tổ chức đoàn kiểm tra, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ra quyết định trưng tập một số cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán tham gia đoàn kiểm tra. Nhưng khi thanh toán chế độ công tác phí, Kho bạc từ chối chi chế độ lưu trú mà chỉ cho chi tiền đi lại. Như vậy có đúng hay không? Trên đây là vướng mắc của đơn vị, kính mong Bộ Tài chính hướng dẫn. Xin chân thành cám ơn!
-
-
Kính thưa Bộ tài chính: Theo điều 93, Luật đất đai 2013 "3. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.", đơn vị đã gửi tiền bồi thường, hỗ trợ mà người dân không nhận vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Nay theo điều 94, luật Đất đai 2024 "4. Trường hợp người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc trường hợp đất thu hồi, tài sản đang có tranh chấp thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mở tại ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo lãi suất không kỳ hạn. Tiền lãi từ khoản tiền bồi thường, hỗ trợ được trả cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được bồi thường, hỗ trợ.". Để đảm bảo cho quyền lợi của người dân, đơn vị đã liên hệ Kho bạc Nhà nước để chuyển số tiền người dân không nhận từ Kho bạc về Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ cổ phần. Tuy nhiên, Kho bạc Nhà nước huyện không đồng ý. Như vậy có đúng hay không? Trên đây là vướng mắc của đơn vị, kính mong Bộ Tài chính hướng dẫn. Xin chân thành cảm ơn
-
Kính gửi Bộ tài chính, tôi hiện đang là giao dịch viên tại KBNN huyện. Hiện tại tôi đang phụ trách đơn vị UBND xã có dư tạm ứng chi thường xuyên quá hạn thanh toán. Theo quy định tại khoản 4.1, điều 6, thông tư 17/2024/TT-BTC: "Đối với các khoản chi không có hợp đồng hoặc khoản chi không phải gửi hợp đồng đến Kho bạc Nhà nước, đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng chậm nhất với Kho bạc Nhà nước vào ngày cuối cùng của tháng kế tiếp tháng tạm ứng ".
Do đó, khoản tạm ứng của xã tại thời điểm tháng 5/2024 thì chậm nhất là ngày 30/6/2024 đơn vị phải thanh toán. Tuy nhiên, đến đầu tháng 6 thì cả chủ tài khoản và phụ trách kế toán đều bị tạm giam để phục vụ điều tra. Trước đó, khi đăng ký giao dịch với KBNN, Đơn vị không đăng ký người uỷ quyền.
Tháng 8/2024, UBND huyện ra Quyết định bổ nhiệm phó chủ tịch xã làm phụ trách, và bổ nhiệm 1 người làm phụ trách kế toán xã.
Ngay trong tháng 8/2024, sau khi đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký đối với chủ tài khoản và phụ trách kế toán mới thì đơn vị tiến hành thanh toán tạm ứng đối với số dư ứng tháng 5/2024.
Tôi xin hỏi Bộ tài chính, trong trường hợp này có xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị chậm thanh toán tạm ứng không?
Kính mong Bộ tài chính sớm phản hồi.
Xin chân trọng cảm ơn!
-
Kính gửi: Bộ Tài chính:
Thực hiện Công văn số 1058/BTC-KBNN ngày 25/01/2024 của Bộ Tài chính về việc phân bổ kinh phí được sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương. Trong quá trình triển khai thực hiện, Sở Tài chính còn một số vướng mắc chưa thể thực hiện được. Qua nghiên cứu, công chức tài chính xin ý kiến Bộ Tài chính đối với một số nội dung còn vướng mắc, chưa rõ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 1058/BTC-KBNN ngày 25/01/2024 nêu trên, gồm:
1. Mã tính chất nguồn chi 14 có còn sử dụng hay không và sử dụng trong trường hợp nào, đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn rõ và cho ví dụ cụ thể.
2. Hướng dẫn rõ việc xác định, hạch toán, trách nhiệm hạch toán số liệu năm 2024 đối với số kinh phí cải cách tiền lương còn tồn tại đơn vị sử dụng ngân sách năm 2023 được phép chuyển nguồn sang năm 2024.
Kết thúc năm 2023, sau khi đối chiếu số liệu chuyển nguồn với các đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN đã thực hiện chuyền nguồn số dư dự toán của ĐVSDNS từ năm 2023 sang năm 2024 đối với nguồn kinh phí thực hiện CCTL năm 2023 còn thừa, với mã nguồn 14.
Như vậy, đối với số dư dự toán được chuyển nguồn từ năm 2023 sang năm 2024, hiện đang hạch toán mã nguồn 14 – kinh phí thực hiện chính sách tiền lương sẽ được xử lý như thế nào?
Đề nghị Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn rõ việc xác định, hạch toán, trách nhiệm hạch toán số liệu năm 2024 đối với số kinh phí cải cách tiền lương còn tồn tại đơn vị sử dụng ngân sách năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024.
3. Hướng dẫn việc hạch toán mã tính chất nguồn kinh phí khi thực hiện phân bổ dự toán bổ sung cho các ĐVSDNS đối với phần kinh phí bổ sung từ nguồn CCTL để thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng
Ngày 30/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, theo đó: Từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng.
Để kịp thời thực hiện chính sách tiền lương mới, đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn việc hạch toán mã tính chất nguồn kinh phí khi thực hiện phân bổ dự toán bổ sung cho các đơn vị sử dụng ngân sách đối với phần kinh phí bổ sung từ nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng, cụ thể:
- Bổ sung Quỹ lương tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Bổ sung Quỹ khen thưởng.
4. Hướng dẫn hạch toán mã nguồn kinh phí đối với kinh phí bổ sung cho đơn vị sử dụng ngân sách để thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ nguồn cải cách tiền lương.
5. Quy định rõ trách nhiệm theo dõi, báo cáo tình hình sử dụng đối với nguồn cải cách tiền lương được theo dõi, quản lý tại đơn vị sử dụng ngân sách.
Lý do: Khi thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 15602/BTC-KBNN ngày 17/11/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền NSĐP, theo đó: cơ quan tài chính có thể đối chiếu, kiểm tra số liệu báo cáo về tình hình sử dụng nguồn cải cách tiền lương được theo dõi, quản lý tại đơn vị sử dụng ngân sách. Tuy nhiên, khi không thực hiện hạch toán mã nguồn 14 theo hướng dẫn tại Công văn số 1058/BTC-KBNN thì chỉ có đơn vị sử dụng ngân sách và Kho bạc nhà nước là cơ quan kiểm soát chi mới có thể báo cáo được số liệu này.
Do đó, đề nghị Bộ Tài chính quy định rõ trách nhiệm theo dõi, báo cáo tình hình sử dụng đối với nguồn cải cách tiền lương được theo dõi, quản lý tại đơn vị sử dụng ngân sách.
-
Kính gửi Bộ Tài chính! tôi là kế toán ở đơn vị cấp phòng ban ở huyện, đơn vị được giao làm chủ đầu tư một dự án đầu tư trong năm 2024. Năm 2024: Hội đồng nhân dân huyện đã ra Nghị quyết phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 (có danh mục của đơn vị) vào tháng 12/2023. đến tháng 4/2024 UBND huyện ra quyết định giao vốn đầu tư cho đơn vị. Từ khi có phê duyệt kế hoạch vốn tháng 12/2023, đơn vị đã tiến hành các giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ tháng 01/2024-3/2024 gồm các chi phí thẩm định giá, lập dự toán, thẩm tra dự toán, ...Đến nay công trình đã hoàn thành, tiến hành thanh toán các chi phí cho các đơn vị thì kho bạc huyện yêu cầu lập biên bản xử phạt vi phạm tại khoản 1, điều 55, nghị định 63/2019/NĐ-CP với lý do ký hợp đồng trước khi có kế hoạch vốn "phạt tiền từ 1tr đến 2tr đồng đối với hành vi ký hợp đồng trước khi có kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt".
Xin Bộ cho ý kiến, phạt như trên có đúng với Nghị định 63/2019/NĐ-CP hay không? Vì theo đơn vị: "kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt" là kế hoạch vốn do Hội đồng nhân dân cấp huyện phê duyệt hàng năm (quy định tại điều 83-Luật đầu tư công số 39/2019/QH14). còn UBND cấp huyện chỉ là đơn vị giao vốn sau khi có phê duyệt KH vốn của hội đồng nhân dân huyện (quy định tại điều 85-Luật đầu tư công số 39/2019/QH14).
Rất mong được quý Bộ cho ý kiến, hướng dẫn đơn vị để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới!!!!